Chào mừng các bạn quay trở lại với thế giới khoa học trong truyện Dr.Stone. Hãy tưởng tượng vào một ngày không nắng cũng không mưa, thế giới bạn đang sống đột nhiên bị biến thành thạch giới, mọi thứ trở về thời kỳ nguyên thủy nhất của con người. Bạn phải làm gì để sinh tồn trong thế giới khắc nghiệt đó? Trong phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu những loại nấm nào có độc, loại cây nào có thể dùng làm thức ăn trong rừng sâu.
Trong phần này, mình sẽ chia sẻ các bạn một số kiến thức khoa học thú vị khác như cách chế tạo thuốc súng để tự vệ hay nấu mì ramen,… Nào, gét gô!!
#1 Những công dụng của Canxi cacbonat trong cuộc sống
#2 Kính lục phân
Trong chapter 7 của truyện có nhắc đến kính lục phân, kính lục phân là một công cụ điều hướng cũ để đo độ cao bằng cách sử dụng khoảng cách góc.
Bạn có thể sử dụng kính lục phân để xác định độ cao trên bầu trời của mặt trời, mặt trăng hoặc các thiên thể khác so với đường chân trời. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin đó để xác định vĩ độ hoặc vị trí của bạn trên quả địa cầu so với đường xích đạo.
#3 Cách chế tạo thuốc súng
Để chế tạo được thuốc súng, bạn cần có ba nguyên liệu: Lưu huỳnh (có thể mua trong các cửa hàng bán đồ làm vườn hoặc mua trực tuyến), than củi (có thể mua than củi dùng để nấu nướng) và Kali nitrat.
Cách làm rất đơn giản: Sau khi thu thập đầy đủ tất cả nguyên liệu trên, ta trộn lẫn những nguyên liệu này vào nhau và nghiền nát sao cho chúng trở thành bột mịn. Bột càng mịn thì thuốc súng cháy càng nhanh. Lưu ý, nên trộn với tỉ lệ chuẩn là 11,9% lưu huỳnh, 74,8% kali nitrat, 13,3% than củi. Bạn cũng cần chuẩn bị một cái cân để đo được chính xác tỉ lệ này.
Sau khi bạn đã có bột mịn, nên để nó ở nơi an toàn, tránh xa lửa hay nơi có nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn không nên để thuốc súng ở trong nhà vì pháp luật ở một số nơi không cho phép trữ thuốc nổ trong nhà.
#4 Chu sa
Chu sa là tên gọi của khoáng vật có tên khoa học là cinnabarit, loại khoáng vật này có màu đỏ và được tìm thấy trong những nơi có thủy ngân như những hồ nước nóng hay những nơi có hoạt động phun trào núi lửa.
Chu sa khi đốt lên sẽ tạo thành kim loại lỏng hay còn gọi là thủy ngân. Trong chất thủy ngân đó, sau khi lọc những chất cặn và bụi ta sẽ có được vàng.
#5 Cách làm sợi mì Ramen từ cỏ đuôi chồn
Đầu tiên, nguyên liệu chính mà bạn phải có chính là Cỏ đuôi chồn hay còn gọi là Cỏ đuôi chó ở Việt Nam.
Sau khi đã có Cỏ đuôi chồn, bạn đập mạnh những cây cỏ này sao cho thu được những hạt kê trên thân cây. Sau khi thu được hạt kê, bạn lọc chúng qua nước 2-3 lần để loại bỏ những lông trên cây còn sót lại.
Bước tiếp theo, bạn sẽ nghiền nát những hạt kê này sao cho chúng trở thành những hạt thật mịn. Bạn có thể dùng máy xay hoặc dùng chày giã mịn ra. Sau đó, bạn cho một ít bột Kali Cacbonat, một quả trứng gà hoặc vịt vào và giờ bạn đã có được bột để làm mì. Sau đó bạn cho vào bột một ít bột mì để đỡ bị dính tay và bắt đầu nhồi bột.
Khi đã có được bột rồi, bạn dùng một cái cán dài lăn đều để dát mỏng cục bột và dùng dao thái nhỏ thành những sợi dài. Sau đó, bạn cho những sợi mì này vào một nồi nước nóng đã được đun sôi. Sau khi cho mì vào nước sôi khoảng 5-10 phút, thì bạn có thể vớt mì ra. Nấu thêm phần nước dùng nữa là bạn có thể ăn món mì ramen này được rồi.