in

Nguồn Gốc Ra Đời Của Huyền Thoại Manga Doraemon

Doraemon, bộ truyện tranh gắn liền với thời tuổi thơ của hàng triệu trẻ em trên thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Vậy liệu bạn có biết nguồn gốc ra đời của tượng đài này không?

Ý tưởng ra đời từ những điều đơn giản nhất.

Mấy ai biết được rằng, dù là bộ một trong những bộ manga có sức ảnh hưởng lớn nhất vượt ngoài biên giới Nhật Bản. Tuy nhiên ý tưởng ban đầu để “thai nghén” nên tác phẩm này lại bắt nguồn từ những điều đơn nhất trong chính cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Theo tác giả Fujimoto Hiroshi, một trong hai họa sĩ đồng sáng tác Doraemon chia sẻ, chuyện ông nảy lên ý tưởng sáng tác bộ manga này hoàn toàn đến từ một hoàn cảnh hết sức ngẫu nhiên.

Trong một đêm bình thường như mọi đêm, vị họa sĩ đang vắt óc tìm kiếm ý tưởng cho bộ truyện mới của mình. Song mọi thứ dường như đi vào ngõ cụt, mặc dù người họa sĩ đã suy nghĩ rất lâu nhưng vẫn không tài nào tìm ra đề tài và nhân vật cho câu chuyện sắp tới của mình. 

Quá nản lòng, Fujimoto Hiroshi đã có ý định từ bỏ. Ngay thời điểm ông cảm thấy chán nản, căng thẳng nhất, không biết từ đó có một con mèo hoang nhảy vào nhà. Chú mèo ấy kêu lên “meo meo” vài tiếng rồi sau đó nhảy vào lòng người họa sĩ để ngủ, bởi vì quá mệt mỏi do thức khuya, Fujimoto Hiroshi liền ôm lấy chú mèo rồi chìm vào giấc ngủ.

Mặt trời lên cao, tác giả bất chợt tỉnh giấc. Do đã trễ giờ, ông gấp rút bước xuống cầu thang dưới nhà và vô tình đá phải con lật đật của cô con gái đặt ngay dưới chân cầu thang. Nhìn thấy con lật đật, trong đầu người họa sĩ bỗng dưng lóe lên một ý tưởng. Cái ý tưởng đã tạo nên một tượng đài vĩ đại của truyện tranh Nhật Bản sau này.

Doraemon được ra dựa trên cảm hứng mèo và lật đật

Mèo và lật đật? Hai thứ tưởng chừng như không liên quan gì đến nhau, nhưng nếu kết hợp cả hai lại với nhau thì sao nhỉ? Hẳn là một ý tưởng hay ho! Cứ như vậy, hình tượng về một chú mèo với hình dáng tựa như một con lật đật bắt đầu được hình thành trong tâm trí của vị họa sĩ. 

Vậy mới thấy, đôi khi ý tưởng đến với người tác giả không bắt nguồn từ những thứ cao siêu, mà bắt nguồn từ chính những thứ đơn giản nhất trong cuộc sống thường ngày. 

Ý tưởng về nhân vật nền tảng coi như đã xong. Bây giờ Fujimoto Hiroshi cần xây dựng một cốt truyện cho câu chuyện của mình. Là một mangaka gắn liền với trẻ em, dĩ nhiên cốt truyện mà tác giả muốn xây dựng là một cốt truyện phải thật dễ hiểu và hồn nhiên, đến nỗi bất kỳ đứa trẻ nào khi đọc đều hiểu được nội dung của nó.

Do vậy, Fujimoto Hiroshi đã dùng lại một vài yếu tố xuất hiện trong bộ manga trước đó của ông là Obake no Q-taro. Dành cho những bạn nào chưa biết, Obake no Q-taro là bộ truyện về một hồn ma có tên Qtaro. Nội dung xuyên suốt của bộ truyện xoay quanh cuộc sống thường nhật của Qtaro cùng với gia đình Ohara, và thường lặp lại theo một khuôn mẫu nhất định. 

Obake no Q-taro, bộ truyện tiền đề để tạo nên Doraemon

Nội dung xoay quanh cuộc sống của nhân vật trung tâm với một gia đình bình thường theo một khuôn mẫu nhất định chính là cơ sở để tác giả Fujimoto Hiroshi vẽ Doraemon sau này.

Do đó, có thể nói Doraemon chính là thành quả từ những lần thử nghiệm khác nhau, được tác giả đúc kết thành kinh nghiệm từ các thiếu sót trước đó để tìm ra loại hình manga thích hợp nhất với năng lực mình, đó chính là thể loại slice of life – cuộc sống đời thường.

Hành trình đưa Doraemon lên trang giấy.

Ý tưởng xong xuôi, tiếp đến là công đoạn người họa sĩ bắt tay đưa ý tưởng của mình lên trang giấy. Hướng đến đối tượng độc giả nhi đồng, Fujimoto Hiroshi chọn cách vẽ nhân vật bằng phong cách tạo hình đơn giả nhất, chủ yếu dựa trên các dạng hình học quen thuộc như hình elip và hình tròn, mục đích để tạo ra chú mèo máy Doraemon hài hước và dễ thương.

Bên cạnh đó, tác giả đã chọn màu xanh dương thay cho màu vàng và màu đỏ để dùng làm màu chủ đạo trên tạp chí đăng tác phẩm.

Màu xanh trở thành màu chủ đạo trong Doraemon

Ngoài ra, các vấn đề trong bộ truyện đều được tác giả định hướng hồn nhiên và lạc quan, tránh đi những vấn đề mang tính tiêu cực. Những bài học giá trị được tác giả lồng ghép vào bên trong các mẩu chuyện nhỏ nhằm truyền tải thông điệp giáo dục đến các đọc giả nhí của mình.

Một điều thú vị là các nhân vật trong Doraemon dường như không được gán cho những sự thay đổi nào quá lớn, bởi theo tác giả, bộ truyện sẽ không còn thú vị khi các nhân vật nhận ra khát vọng và thay đổi. Do vậy, cả bộ manga Doraemon là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại, các nhân vật thoạt nhìn có vẻ thay đổi nhưng thực tế thì vẫn như cũ.

Các nhân vật trong Doraemon không có quá nhiều thay đổi

Thời gian ban đầu, Doraemon khi phát hành không nhận được quá nhiều sự đón nhận từ độc giả, một phần là do bộ truyện này chỉ cho nhóm đối tượng nhất định thiếu nhi, phần còn là do thị hiếu độc giả bấy giờ ưa chuộng loại hình gekiga-loại hình truyện tranh hiện đại, trưởng thành và thường gắn với các vấn đề chính trị, xã hội, lịch sử. 

Vậy nên có thể nói thời điểm đầu khi mới ra mắt chính là thời điểm khó khăn nhất của Doraemon. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của tác giả, Doraemon dần dần được người đọc đón nhận một cách nồng nhiệt hơn. 

Cùng với đó, sự phổ biến của anime và phim chiếu rạp đã góp công không nhỏ trong việc quảng bá manga ra Nhật Bản nói riêng và toàn thế giới nói chung. Từ đó mở đường cho một trong những thương hiệu truyện tranh đình đám bậc nhất ra đời.  

What do you think?

Review truyện: Kimetsu No Yaiba, Cuộc chiến sống còn giữa người và quỷ

Review: Tôi có thể nhìn thấy chúng