in

Cô Dâu Thảo Nguyên mang bản sắc văn hóa Trung Á vào trong truyện tranh

Cô Dâu Thảo Nguyên (tên gốc là Otoyomegatari) là bộ truyện tranh của Nhật Bản do tác giả Kaoru Mori sáng tác và vẽ minh họa. Bộ truyện được đăng từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 11 năm 2020.

Lấy bối cảnh là một vùng đất ở gần biển Caspi vào thời điểm Nga mở cuộc chinh phục Trung Á cuối thế kỷ 19, truyện xoay quanh nhân vật chính là Amir Halgal, một cô gái 20 tuổi lấy Karluk Eihon, 12 tuổi, làm chồng. Cốt truyện chính kể về cuộc sống hôn nhân của Amir tại gia đình Eihon. Là một bộ truyện vẽ về lãnh thổ vùng Trung Á, Cô Dâu Thảo Nguyên đã cho người đọc thấy nền văn hóa đặc sắc tại đây của người dân địa phương. Đặc biệt, truyện tham khảo nhiều phong tục tập quán đặc trưng tại Mông Cổ.

Amir khi kết hôn được vẽ bởi Kaoru Mori và lên màu bởi Stormchaser

1. Trang phục

Điều đầu tiên mà người đọc phải ấn tượng với bộ truyện này là trang phục. Cô Dâu Thảo Nguyên đã khắc họa đúng những nét đặc trưng của trang phục truyền thống vùng Trung Á như tất cả mọi người thường đội mũ, mặc đồ kín đáo và đi giày ống với phần mũi chân nhọn hướng lên.

Nhân vật Amir đội mũ, mặc áo dài và đi giày ống

Nhân vật Amir đội mũ, mặc áo dài và đi giày ống

Không chỉ vậy, những bộ trang phục của người dân bản địa trong truyện có nhiều màu sắc tươi sáng với nhiều dạng hoa văn thêu trên trang phục. Điều này cũng đúng với thực tế ở Trung Á, đặc biệt là trang phục truyền thống của Mông Cổ.

Trang phục truyền thống của Mông Cổ rất sặc sỡ với nhiều họa tiết, trang sức.

Trang phục truyền thống của Mông Cổ rất sặc sỡ với nhiều họa tiết, trang sức.

2. Nơi ở

Thông thường, tại Mông Cổ, người dân thường ở trong nhà gỗ, đá và không sử dụng điện.

Căn nhà gỗ được tác giả Kaoru Mori miêu tả trong truyện

Căn nhà gỗ được tác giả Kaoru Mori miêu tả trong truyện

Đối với dân du mục không sống cố định một nơi mà liên tục di chuyển, họ sẽ ở trong những lều tròn truyền thống (nhà bao).

Hình ảnh lều tròn truyền thống ở trong truyện

Hình ảnh lều tròn truyền thống ở trong truyện

Hình ảnh lều tròn truyền thống trên thực tế

Hình ảnh lều tròn truyền thống trên thực tế

Có thể thấy truyện Cô Dâu Thảo Nguyên đã khắc họa rất chính xác những hình tượng này.

3. Nghệ thuật

Không khó để nhận ra tầm quan trọng của những tấm thảm, tấm rèm, chăn hoặc những chiếc áo được thêu tay cầu kỳ đối với người Trung Á trong bộ truyện này. Những căn nhà dù là nhà gỗ hay nhà bao đều được treo rất nhiều rèm, thảm và chăn với nhiều họa tiết khác nhau. Những người phụ nữ đều phải biết thêu và dệt vải. Nghệ thuật này có tên gọi là Suzani.

Những tấm vải với họa tiết thêu thường xuyên xuất hiện trong Cô Dâu Thảo Nguyên

Những tấm vải với họa tiết thêu thường xuyên xuất hiện trong Cô Dâu Thảo Nguyên

Ở ngoài đời, nghệ thuật thêu tay tại Trung Á có tên gọi là Suzani

Ở ngoài đời, nghệ thuật thêu tay tại Trung Á có tên gọi là Suzani

Nghệ thuật thêu tay này đã được nhân vật Smith – một nhà nghiên cứu người Anh sống cùng gia đình Eihon miêu tả như sau: “Có những lúc giá trị của đồ thêu tay còn cao hơn cả bất kỳ loại tiền tệ nào. Chúng thể hiện nguồn gốc và tầng lớp xã hội của người dệt nên, đồng thời nói lên tính cách của họ. Những tấm vải với ý nghĩa riêng được chuẩn bị đặc biệt kỹ lưỡng. Từ những đường kim mũi chỉ riêng biệt cha truyền con nối cho đến lượng thời gian và công sức rất ấn tượng mà họ đã bỏ ra.”

Nghệ thuật thêu tay được nhân vật Smith ghi lại

Nghệ thuật thêu tay được nhân vật Smith ghi lại

Một nghệ thuật nữa được thể hiện rất tốt trong Cô Dâu Thảo Nguyên là nghề khắc gỗ. Đây là một nghề lâu đời tại vùng Trung Á và không thú vị, tuy nhiên những sản phẩm khắc gỗ của người dân nơi đây thực sự tỉ mỉ và khéo léo.

Khắc gỗ cũng là một nghệ thuật tại Trung Á vào thời xưa

Khắc gỗ cũng là một nghệ thuật tại Trung Á vào thời xưa

4. Sinh sống

Tại vùng đất này, người dân thường chăn cừu, quay tơ, dệt sợi, thêu thùa để bán lấy chi tiêu hàng ngày. Họ thường di chuyển bằng ngựa và sử dụng chim ưng để săn bắt thú rừng. Phần lông thú còn lại sau khi làm thịt sẽ được dùng để may áo, mũ. 

Những thứ thịt mà người dân ăn có nhờ săn bắt

Những thứ thịt mà người dân ăn có nhờ săn bắt

Người Mông Cổ dùng chim ưng, chim đại bàng để đi săn

Người Mông Cổ dùng chim ưng, chim đại bàng để đi săn

Ngoài ra, người dân nơi đây thường sinh hoạt tập thể. Điều này được truyện khắc họa trong những cảnh ăn, cảnh cùng nhau thêu vải. Với lối sống tập thể, bầu không khí giữa mọi người luôn rộn ràng, náo nức và quan hệ cũng thân thiết với nhau hơn dù việc kiếm sống có phần vất vả, không hào nhoáng như những quốc gia khác.

5. Phong tục tập quán

Bộ truyện đã đưa ra kha khá những phong tục tập quán tốt cũng như cổ hủ của vùng Trung Á tại thời điểm cuối thể kỷ 19. Điển hình có thể điểm ra một vài phong tục thú vị sau:

Toàn bộ vải vóc mang đi khi kết hôn phải do cô dâu tự may và thêu. Tuy nhiên, một số người cũng có thể thêu giúp cô dâu. Họ quan niệm rằng áo càng có nhiều đường thêu của nhiều người thì có nghĩa là lời chúc phúc càng nhiều. Bởi số vải vóc hồi môn khá nhiều nên người con gái phải may từ khi còn bé.

Bộ đồ mà cô dâu mặc vào ngày cưới phải do cô dâu tự may và thêu

Bộ đồ mà cô dâu mặc vào ngày cưới phải do cô dâu tự may và thêu

Người dân bản địa ăn nhiều thịt và rất ít rau. Một phần nguyên nhân dẫn đến cách ăn này là do điều kiện khí hậu ở vùng Trung Á khá khắc nghiệt. Không nhiều loại rau củ có thể trồng được ở đây.

Thức ăn chủ yếu của dân Trung Á là thịt, có rất ít rau do thời tiết khắc nghiệt

Thức ăn chủ yếu của dân Trung Á là thịt, có rất ít rau do thời tiết khắc nghiệt

Hầu hết phụ nữ đều biết nấu nướng, chăn cừu, dệt vải, may vá, thêu thùa. Còn đàn ông đều phải biết cưỡi ngựa và mổ thịt cừu.

Con gái và con trai kết hôn rất sớm và thường đẻ nhiều con. Ở trong truyện, Amir lấy chồng lúc 20 tuổi được coi là khá muộn.

Việc kết hôn ở đây vẫn do bố mẹ quyết định. Trong một số gia đình, nếu bố mẹ thương con thì thường sẽ hỏi ý con trước xem con có ưng đối tượng không.

Khi có ý định kết hôn, bên nhà trai sẽ đến bên nhà gái để hỏi cưới.

Đám cưới ở vùng Trung Á được tổ chức linh đình và hai bên sẽ chuẩn bị rất nhiều của hồi môn cho hai con.

Đám cưới của cặp đôi Laila-Sarm và Leyli-Sami. Trong đó Laila và Leyli là hai chị em sinh đôi. Còn Sarm và Sami là hai anh em ruột.

Đám cưới của cặp đôi Laila-Sarm và Leyli-Sami. Trong đó Laila và Leyli là hai chị em sinh đôi. Còn Sarm và Sami là hai anh em ruột.

Với những nếp sống, văn hóa và phong tục tập quán ở Trung Á được vẽ trong Cô Dâu Thảo Nguyên, bạn có thấy tò mò không? Truyện không chỉ khắc họa phần nào đó cuộc sống của người dân nơi đây mà cốt truyện cũng rất thú vị và có nhiều phân đoạn plot twist khiến người đọc hồi hộp, mong chờ diễn biến tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy nội dung truyện hay, hãy đọc, cảm nhận và quay lại gửi ý kiến của bạn cho chúng mình biết nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

What do you think?

Có Lẽ Dragon Ball Nên Kết Thúc Như Phần GT ?

Tokyo Ghoul – “Cá lớn nuốt cá bé” và hành trình bảo vệ cái thiện